– Mochardo

TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO MỘT ĐÔI GIÀY NỮ THỜI TRANG

TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO MỘT ĐÔI GIÀY NỮ THỜI TRANG

Đối với phụ nữ, giày dép được xem như vật bất ly thân, một đôi giày tốt sẽ đưa cô ấy đến những nơi tuyệt vời. Thế nên không nên bỏ qua bài viết này, để giúp các nàng có được cái nhìn tổng quan nhất về các chất liệu làm giày dép, từ đó đánh giá, phân biệt và lựa chọn đôi giày thích hợp để đồng hành cùng nàng trên mọi nẻo đường. 

1. DA THẬT

Da là loại vật liệu thích hợp nhất cho mũ giày, lớp lót đế trong, đế ngoài, gót, mũ giày, chất độn cứng. Da cho giày thường được sản xuất từ bê, bò, trâu, dê và cừu. Nguồn Da Và Các Tính Chất Của chúng:

a)    Da bê: Thường được thuộc bằng phương pháp Chrom. Có diện tích khoảng từ 5-15sq .ft (1sq.ft=30cm vuông). Da bê có cấu trúc sợi khép sát gần nhau, không khác nhau nhiều về tính chất trên toàn miếng da. Loại da này phẳng cứng và nếu đươc hoàn tất thành da suede sẽ có cảm giác như cao su với đặc điểm là rất bền. Sử dụng để sản xuất giày nam hoặc nữ chất lượng cao.

b)    Da bò: Chúng được cắt thành hai mảnh dọc theo xương sống và được gọi là sides. Mỗi miếng thường có diện tích khoảng 11-35sq.ft và được thuộc lần thứ hai bởi chrom, semi-chrom. Chúng có cấu trúc sợi bền, mặt grain thô với cảm giác nặng. Cấu trúc sợi chặt ở vùng lưng và lỏng lẻo ở vùng bụng. Phần bề mặt được hoàn tất thành da grain phẳng, hay grain in và phần da chẻ được chế biến thành da suede. Da hông được dùng làm mũ giày và các loại giày hạng trung. Nếu da được thuộc theo cách thuộc thực vật thì được sử dụng làm đế, đế trong, viền đế, và phần da chẻ dùng làm mũi giày và lớp độn cứng .


c)     Da dê non: Có diện tích khoảng 1,5-3,5 sq.ft có cấu trúc sợi chặt chẻ, mặt grain đẹp. Sử dụng làm giày nữ cao cấp.




d)    Da cừu: Có cấu trúc sợi lỏng lẻo, mặt grain lỏng, tính chất nhẹ với cảm giác mềm. Có diện tích 2 - 9 sq.ft. Da cừu thường được sử dụng làm da lót trong

2. DA NHÂN TẠO HOẶC DA GIẢ

Da giả là những chất liệu nhân tạo có vẻ ngoài giống như da, hầu hết được sử dụng làm mũi giày và lớp lót trong. Một vài loại chất liệu này có các thuộc tính vật lý tương tự như da thật.

Những loại vật liệu này có gía trị như các loại sợi phủ (fabric). Chúng có lớp phủ như PU, PVC trên sợi. Sợi có thể tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc một sự pha trộn cả hai. Những loại sợi này có thể được nhuộm màu, in, trang trí nổi cho lớp hoàn tất hấp dẫn như da thật.

3. ÐẾ GIÀY

Thường làm bằng PVC, EVA, PU, Cao su nhiệt dẻo và Cao su lưu hóa.
a.  Ðế PVC: 
Ðược hình thành bởi phản ứng trùng hợp của các monomer vinyl chloride. Polymer này được kết hợp với các thành phần khác để có được các thuộc tính yêu cầu cho vật liệu đế. Ðế PVC có nhiều ứng dụng trong sản xuất gìay thể thao, sandals... Hỗn hợp của PVC với các chất khác như cao su nitrile, PU,... cung cấp các loại đế có nhiều thuộc tính tốt như độ bền cao khi mang. Khả năng chống trơn trượt và chống bể phụ thuộc hàm lượng chất dẻo hóa. PVC là vật liệu làm đế rẻ hơn các loại khác.



b.  Ðế cao su nhiệt dẻo (TPR): Ðế này có các thuộc tính của cao su và có thể được đúc phun. Hợp chất chính là styren - butadien- styren (SBS) được kết hợp với các thành phần khác như dầu naphtalene (chống oxyhóa do ozone). Các loại đế TPR có độ chống xé và mang rất tốt, chống được sự gãy vỡ ở nhiệt độ thấp.


c.  Ðế EVA: Là một polymer đồng trùng hợp etylen và vinylacetate, nhẹ là ưu điểm của loại đế này.


d.  Ðế PU: Là chất liệu đế năng động nhất. Ðế PU rất bền, nhẹ, khả năng chống trượt tốt. Thành phần cơ bản của nó là một hợp chất polyhydroxyl và di-isocyanate. Ðế PU có 2 loại polyester hoặc polyether. Polyester PU có độ bền căng hơn là đế PU polyether.


e.  Ðế cao su lưu hóa: Chất liệu cao su trở nên phong phú nhờ vào phương pháp lưu hóa. Mỗi loại cao su được biết đến dươí tên của các polymer cơ bản. Các polymer này được kết hợp với các thành phần khác như tác nhân lưu hóa, chất tăng cường, chất độn (các muối silicat hoặc đất sét) và các tác nhân khác như dẻo hóa, mềm hóa. Tác nhân lưu hóa cao su có thể là lưu huỳnh .Một vài loại cao su khác như cao su styren-butadien (SBR), polyisoprene, cao su nitril. Ðế crepe hay đế cao su trong có được khi dùng chất tăng cường là silica. Ðế cao su nitril chống dầu tốt.

4. GÓT VÀ MẶT GÓT
Có nhiều loại gót khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và kiểu dáng. Các loại gót không được giòn, mềm và nứt bể trong suốt qúa trình dán và mang. Chất liệu làm gót phải chống được va chạm, nứt bể và phải bền.

Gót da ép là một loại gót được làm bằng cách ép nhiều lớp da với nhau hoặc các loại sợi cứng hoặc kết hợp cả hai loại với nhau. Ngoài ra còn có các loại gót gỗ và loại gót làm bằng da thuộc thực vật với độ dày khoảng 1cm. Ðộ dài của đinh và độ sâu của đường may tùy thuộc vào độ cao của gót.


Gót nhựa có thể được đúc hoặc ép phun. Gót cao của nữ thường ép phun. Gót nhựa thường được làm bằng polystyrene và polypropylene.
Phần tiếp xúc đất của gót bị mòn nhanh chóng trong qúa trình sử dụng, do đó người ta phải thêm vào phần gọi là mặt gót để tránh hoặc giảm thiểu sự mòn gót. Chất liệu để làm mặt gót phải bền, chống bị mài mòn, không giãn hoặc gây trượt. PU được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong giày nữ, là loại giày có diện tích mặt gót nhỏ. Mặt gót làm bằng vật liệu Nylon hoặc PE thì rẻ nhưng gây trượt.

5. ÐẾ TRONG (INSOLES)

Ðế trong là phần nối đế ngoài và mũ giày và nằm ở giữa chúng. Chân đặt lên lớp lót dán lên đế trong. Mũ giày và đế ngoài được dán lên đế trong bằng keo hoặc bằng chỉ may. Ðế trong chịu sức nặng của cơ thể, uốn cong trong suốt qúa trình vận động, thấm và chuyển hơi ẩm của chân ra bên ngoài.

Ưu điểm của đế trong: 
Thấm và chuyển được hơi ẩm của chân.
Có sự gắn kết tốt với loại keo dán nóng.
Có độ co giãn, độ bền tốt .

6. PHO HẬU

Ðược dán giữa mũ giày và lớp lót ở phần sau của giày. Pho hậu mang lại cho giày một sự vừa vặn và tránh cho giày bị trượt. Pho hậu nên cứng có độ bật nẩy tốt chống ẩm, tạo phần chắc và dẻo mềm ở phần sau giày. Pho hậu thường làm bằng da thuộc thực vật, tấm da, tấm sợi, nhựa dẻo, nhựa nhúng trong dung môi.

7. ÐỘN CỨNG
Là một mẩu vật liệu giữa đế trong và đế ngoài như một bộ phận gia cố.
-   Ðộn cứng giữ được hình dáng của giày.
-   Nâng đỡ vòm chân theo chiều thẳng đứng, chủ yếu cho trạng thái ổn định của nó và gia tăng độ bền cho phần eo của giày.
-    Khả năng ổn định cấu trúc chính trong phần gót giày.
-    Chống được độ căng và độ giãn trong suốt qúa trình chịu đựng sức nặng. 


Đang xem: TÌM HIỂU CHI TIẾT CẤU TẠO MỘT ĐÔI GIÀY NỮ THỜI TRANG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng